Tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt cooling tower

Tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt là linh kiện giữ vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm mát của thiết bị hạ nhiệt. Để hiểu rõ hơn về loại linh kiện tháp giải nhiệt này, mời bạn đọc tham khảo nội dung bên dưới đây!

Tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt là gì?

Tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt còn được gọi với các cái tên như Filling hay khối đệm, lõi lọc, màng lọc,… Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của tháp giải nhiệt.

Tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt nước
Tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt nước

Linh kiện tấm tản nhiệt có tăng hiệu quả làm mát thông qua hệ thống tuần hoàn nước khép kín với nguyên lý trích nhiệt vào hơi nước.

Đặc điểm cấu tạo, chức năng tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt

Để giúp người tiêu dùng có cái nhìn tổng quan hơn về phụ kiện này, chúng tôi cung cấp đến bạn các thông tin về đặc điểm cấu tạo và chức năng tấm tản nhiệt:

1. Cấu tạo

Cấu tạo tấm tản nhiệt khá đơn giản gồm các tấm màng mỏng được đặt sát nhau. Khi hệ thống giải nhiệt hoạt động, nước sẽ rơi xuống bề mặt tạo ra lớp màng mỏng giúp nước tiếp xúc với không khí một cách dễ dàng và từ đó làm mát nước.

Bề mặt của tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt được thiết kế dạng phẳng, nhẵn, rỗ tổ ong hoặc dạng sóng; mỗi bề mặt được tính toán chi tiết để đảm bảo mức độ tản nhiệt tốt nhất. Khi đó, tùy vào từng loại tháp giải nhiệt cũng như công suất tháp thì người sử dụng lựa chọn tấm tản nhiệt cho phù hợp.

2. Chức năng

Linh kiện đóng vai trò quyết định trong quá trình trao đổi nước và không khí
Linh kiện đóng vai trò quyết định trong quá trình trao đổi nước và không khí

Tấm tản nhiệt đảm nhận chức năng vai trò chia cắt nước và hơi nóng giúp giải nhiệt dòng nước được tối ưu nhất. Khi nước nóng được phân chia đều trên tấm tản nhiệt, hơi nóng bị chia cắt sẽ bay hơi lên trên và sẽ được quạt hút ngược ra ngoài không khí; lượng nước còn lại chạy qua màng xuống đáy bồn bởi trọng lực nước.

Bên cạnh đó, tấm tản nhiệt còn có chức năng hạn chế tối đa các tạp chất hòa tan trong nước không cho theo nước chảy xuống đáy bồn.

Phân loại tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt

Hiện nay, có khá nhiều cách để phân loại tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt. Dưới đây là những cách phân loại tấm tản nhiệt phổ biến nhất được chúng tôi tổng hợp để chia sẻ đến bạn.

1. Theo chất liệu cấu thành

Dựa vào vật liệu cấu thành, tấm tản nhiệt gồm 3 loại chính:

Các loại tấm tản nhiệt nước phổ biến hiện nay
Các loại tấm tản nhiệt nước phổ biến hiện nay
  • Tấm tản nhiệt PVC: Là loại tấm tản nhiệt nước được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất bởi có giá thành khá thấp. Ngoài ra, màng lọc PVC còn có trọng lượng nhẹ; không bị ăn mòn bởi tạp chất có trong nước và có khả năng chịu nhiệt tốt trong khoảng từ -35०C đến 75०C.
  • Tấm giải nhiệt PP: Là loại màng lọc có chất lượng tốt với khả năng chịu nhiệt lên đến 100०C; nhưng giá thành tấm tản nhiệt này lại tương đối cao nên khá “kén” người sử dụng.
  • Tấm giải nhiệt gỗ: Loại này không được sử dụng phổ biến, bởi nó dễ bị hư hại bởi tác động của điều kiện môi trường.

2. Theo hình dạng của tháp

Dựa vào 2 hình dạng cơ bản của tháp giải nhiệt là vuông và tròn, linh kiện tấm tản nhiệt cũng được thiết kế riêng biệt phù hợp với từng loại tháp.

Chọn tấm tản nhiệt dựa vào hình dạng tháp giải nhiệt
Chọn tấm tản nhiệt dựa vào hình dạng tháp giải nhiệt
  • Tấm tản nhiệt trònLà tấm tản nhiệt được thiết kế riêng cho tháp giải nhiệt dạng tròn với các chiều cao cố định 305, 300, 250, 225 và cuộn thành từng cuộn theo đúng kích thước của tháp giải nhiệt. Khi lắp vào tháp, các cuộn tản nhiệt xếp chồng lên nhau cho đủ với chiều cao của tháp và được sắp xếp sao cho các rãnh so le với nhau tạo thành những khe hở để nước dễ chảy xuống đáy bồn.
  • Tấm giải nhiệt vuông: Là tấm tản nhiệt được thiết kế riêng cho tháp giải nhiệt dạng vuông với kích thước phổ biến là 500×900, 800×750, 400×700,…

3. Theo hình dáng sóng

Dựa vào hình dạng sóng trên tấm tản nhiệt, chúng ta sẽ có các loại dưới đây:

  • Tấm sóng hình sin
  • Tấm sóng S
  • Tấm sóng hình thang
  • Tấm sóng hình thang cân đối
  • Tấm giải nhiệt dạng sóng chéo
  • Tấm giải nhiệt dạng sóng đứng

4. Theo cách thức giải nhiệt

Dựa vào cách thức nước giải nhiệt, tấm tản nhiệt gồm dạng nước bắn (splash fill) và dạng màng (film fill). Cả 2 loại này đều có thể dùng cho tháp giải nhiệt ngược dòng và tháp giải nhiệt dòng chảy chéo.

  • Tấm tản nhiệt dạng nước bắn (dạng phun): Gồm các thanh kim loại hoặc thanh gỗ nằm ngang song song. Khi nước nóng rơi xuống chạm vào bề mặt của những thanh này thì nó sẽ lan rộng vỡ ra và tạo thành các giọt nhỏ. Nhiều giọt nước nhỏ được hình thành, sự tiếp xúc giữa không khí và dòng nước tăng lên giúp làm tăng tốc độ làm mát và bay hơi. Tuy nhiên, hiện nay tấm tản nhiệt dạng phun không được sử dụng phổ biến.
Tấm tản nhiệt dạng phun
Tấm tản nhiệt dạng phun
  • Tấm tản nhiệt dạng màng: Tấm tản nhiệt này được định hình thành dạng sóng để nước đi qua; sử dụng nhiều tấm PVC mỏng đặt gần nhau. Điều này cho khả năng tạo diện tích bề mặt tiếp xúc lớn trong tháp giải nhiệt; giúp tăng tốc độ truyền nhiệt nên được sử dụng phổ biến hơn cả.

Khi nào cần bảo dưỡng, thay thế tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt?

Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản nếu tấm tản nhiệt gặp phải thì chứng tỏ linh kiện cần được bảo dưỡng hoặc phải được thay thế sớm nhất!

  • Tăng tiêu thụ năng lượng: Khi tấm tản nhiệt bị hỏng hay ăn mòn sẽ khiến khả năng làm mát nước nóng đi qua nó không được tối ưu nữa. Điều này có nghĩa là sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn để thực hiện các công việc mà tháp giải nhiệt phải làm. Do đó, nếu bạn thấy hóa đơn tiền điện tăng lên một cách đáng kể, hãy tiến hành kiểm tra linh kiện này và sửa chữa, thay thế nhanh chóng.
  • Tích tụ canxi, cáu cặn: Khi kiểm tra bằng mắt thường sẽ thấy các tấm tản nhiệt xuất hiện rất nhiều cáu cặn, rong rêu bám, hoặc lượng nước phân bố không đều. Nguyên nhân là do nước cứng có chứa canxi tích tụ và hình thành cáu cặn trên tấm tản nhiệt gây tắc nghẽn. Khi đó, không khí và nước sẽ không thể đi qua tấm tản nhiệt nên tháp giải nhiệt không thể làm mát nước.
Tấm tản nhiệt xuất hiện nhiều cáu cặn, hư hỏng
Tấm tản nhiệt xuất hiện nhiều cáu cặn, hư hỏng
  • Giảm hiệu suất làm mátTháp giải nhiệt đóng vai trò tản nhiệt cho nhà máy, nhà xưởng, bảo vệ máy móc, không gian làm việc công nhân viên. Nếu nhận thấy hiệu suất làm mát giảm đáng kể so với trước đây thì có thể nguyên nhân xuất phát ở tấm tản nhiệt. Cần phải kiểm tra để bảo dưỡng hoặc thay thế nếu cần thiết.
  • Tấm giải nhiệt bị cong vênh hoặc chảy xệ: Sự cong vênh hay chảy xệ xảy ra do chất lượng tấm tản nhiệt kém hoặc đã quá cũ; và điều này có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Nó khiến cho sự phân bố nước không đồng đều, và không có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này ngoài việc thay mới.  
  • Lưới hỗ trợ bị hỏngLưới hỗ trợ chính là kết cấu giữ tấm tản nhiệt tại chỗ. Vậy nên lưới đỡ bị hư hỏng và không giữ được tấm tản nhiệt đúng cách sẽ khiến cho tấm tản nhiệt bị chảy xệ, cong vênh hoặc rời khỏi vị trí.

Hướng dẫn cách vệ sinh, bảo dưỡng tấm tản nhiệt nước

Sau thời gian dài sử dụng, tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt không thể tránh được những hư hỏng dẫn đến làm giảm hiệu quả truyền nhiệt.

Đặc biệt, lớp cặn trong tấm tản nhiệt chủ yếu là địa y dễ phát triển trong môi trường ẩm ướt, thiếu ánh sáng. Đồng thời, nước nóng chưa qua lọc sẽ mang theo đất cát vào tháp gây tắc nghẽn. Vậy nên có 2 phương pháp vệ sinh mà người dùng có thể chọn để làm sạch toàn diện tháp giải nhiệt.

1. Làm sạch trực tiếp tấm tản nhiệt

Phương pháp này sẽ phù hợp với tháp giải nhiệt sử dụng trong thời gian ngắn, và việc đóng cặn cũng không quá nghiêm trọng. Các bước làm như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch các tấm tản nhiệt bằng nước cao áp từ máy rửa xe nhiều lần để loại bỏ cặn bám trên bề mặt.
  • Bước 2: Hòa tan chất tẩy rửa chuyên dụng với nước khoảng 50°C; rồi tiến hành xả nhiều lần với bơm xả cho đến khi cặn bẩn bị loại bỏ hết.
  • Bước 3: Rửa tấm tản nhiệt bằng nước sạch để loại bỏ chất tẩy rửa, cũng như các cáu cặn còn sót lại.
Vệ sinh, làm sạch tấm tản nhiệt nước để đảm bảo hiệu quả giải nhiệt
Vệ sinh, làm sạch tấm tản nhiệt nước để đảm bảo hiệu quả giải nhiệt

2. Làm sạch tấm tản nhiệt bằng cách ngâm

Tấm tản nhiệt sử dụng trong thời gian dài hay bị tắc nghẽn nghiêm trọng và người dùng cần áp dụng phương pháp làm sạch bằng cách ngâm.

  • Bước 1Xây dựng một bể nước tạm thời đặt bên cạnh nơi lắp đặt tháp giải nhiệt.
  • Bước 2Cho chất tẩy rửa chuyên dụng vào trong bể nước sạch.
  • Bước 3Tháo rời tấm tản nhiệt của tháp giải nhiệt và ngâm vào bể chứa.
  • Bước 4: Sau khi thấy cáu cặn mềm ra, có thể dễ dàng vệ sinh thì sử dụng máy rửa xe xịt sạch tấm tản nhiệt.
  • Bước 5: Lắp đặt linh kiện tấm tản nhiệt vào lại tháp.

Qua các thông tin được cung cấp về tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt, mong là đã giúp bạn hiểu hơn về loại linh kiện này. Với vai trò quan trọng trong tháp giải nhiệt, tấm tản nhiệt cần phải được bảo dưỡng đúng cách và vệ sinh thường xuyên để tăng hiệu quả truyền nhiệt; cũng như kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Nguồn bài viết: Tấm tản nhiệt cho tháp giải nhiệt cooling tower appeared first on Giamayruaxe.net.



source https://giamayruaxe.net/tam-tan-nhiet-cho-thap-giai-nhiet/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn sử dụng máy rửa xe cao áp hiệu quả

gia may rua xe

Sunwin mách game thủ 3 mẹo phá đảo Tây Du Thần Khí