Hình ảnh cờ các nước Đông Nam Á và ý nghĩa của lá cờ
Mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, không lẫn với nhau. Ngoài đặc trưng về văn hóa, họ còn có niềm tự tôn dân tộc, với màu cờ sắc áo riêng. Bạn đam mê tìm hiểu khám phá những vấn đề này, băn khoăn hình ảnh cờ các nước Đông Nam Á trông như thế nào? Hãy theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Hình ảnh cờ của nước Indonesia
Trong cờ các nước Đông Nam Á, cờ của Indonesia là đơn giản nhất. Quốc kỳ của quốc gia này chỉ có hai màu chủ đạo là đỏ và trắng, được phân chia thành hai dải băng có độ dài và rộng tương đương nhau. Băng màu đỏ được đặt phía trên, còn màu trắng ở phía dưới. Tỷ lệ dài rộng của lá cờ Indonesia là 2:3.
Quốc kỳ của Indonesia và Ba Lan có nhiều điểm tương tự nhau, tuy nhiên nếu nhìn kỹ sẽ thấy chúng có nhiều sự khác biệt. Ngoài ra nhiều người còn nhận định rằng quốc kỳ của Indonesia có nhiều điểm giống với quốc kỳ của Monaco nữa.
Lần theo dòng lịch sử, quốc kỳ của Indonesia thật ra được lấy ý tưởng và mẫu của đế quốc Majapahit hồi thế kỷ 13. Quốc kỳ Indo chính thức được công bố và sử dụng vào ngày 7 tháng 8 năm 1945. Sau khi công bố sử dụng, quốc kỳ của nước này không có sự thay đổi, giữ nguyên từ đó cho tới nay.
Nhìn vào quốc kỳ của Indonesia, chúng ta thấy rõ hai màu khác biệt, nó cũng làm nên ý nghĩa cho quốc kỳ. Màu đỏ phía trên lá cờ được mô tả tượng trưng cho lòng dũng cảm của người dân. Màu trắng phía dưới biểu tượng cho tinh thần thép, dũng cảm.
Hình ảnh cờ của nước Myanmar
Cờ của nước Myanmar cũng thuộc vào cờ các nước Đông Nam Á do quốc gia này cũng nằm trên địa phận phía Đông Nam của châu Á. Cờ của nước này bắt đầu được xây dựng và sử dụng vào 3 tháng 1 năm 1974. Sau nhiều lần sửa đổi và cải cách thì đến 21 tháng 10 năm 2010 lá cờ chính thức đã dừng lại. Quốc kỳ của Myanmar có hình chữ nhật (tỷ lệ 2 cạnh là 5:9) ở giữa có một ngôi sao lớn. Lá quốc kỳ gồm có 4 màu: xanh, đỏ, vàng, trắng.
Lá cờ được chia ra thành các dải màu bằng nhau với thứ tự từ trên xuống dưới là vàng, xanh, đỏ, ở giữa lá cờ là một ngôi sao to bản màu trắng. Lá cờ của Myanmar có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Trên lá cờ thì dải màu đỏ tượng trưng cho lòng can đảm, dải màu xanh tượng trưng cho mong ước hòa bình, dải màu vàng tượng trưng cho tình đoàn kết, ngôi sao trắng tượng trưng cho sự trong sạch, hướng tới những điều tốt đẹp của 5 dân tộc Burman, Karen, Shan, Kachin, và Chin.
Mặc dù trải qua nhiều lần thay đổi và chỉnh sửa quốc kỳ nhưng nhìn chung cờ của Myanmar vẫn có cách bố trí màu và tỷ lệ không mấy thay đổi, chúng chỉ thay đổi nhiều về sự sắp xếp màu sắc.
>>> Xem thêm:: Thủ đô các nước Đông Nam Á là gì?
Hình ảnh cờ của nước Thái Lan
Quốc kỳ của Thái Lan được công bố chính thức vào ngày 28 tháng 9 năm 1917, lá cờ là sản phẩm đã được nghiên cứu vô cùng tỉ mỉ, theo sắc lệnh hoàng gia. Tên Thái người ta còn gọi lá cờ này là cờ tam sắc.
Quốc kỳ Vương quốc Thái Lan là một lá cờ hình chữ nhật gồm có các màu: trắng, đỏ, xanh da trời đậm. Các dải màu sẽ lần lượt xen kẽ nhau tạo ra hình đối xứng. Các màu trên lá cờ đại diện cho dân tộc – tôn giáo – nhà vua.
Ý nghĩa của mỗi màu sắc trên lá cờ cũng vô cùng chi tiết. Màu trắng là màu tượng trưng cho sự thuần khiết của tôn giáo (Thái Lan chủ yếu là theo đạo Phật). Màu xanh da trời đậm là màu chủ đạo đại diện cho nhà vua và hoàng thất, màu lam cũng chỉ có một dải màu, có kích thước chiều rộng lớn hơn và nằm giữa lá cờ, màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm, quyền lực tối thượng.
Hình ảnh cờ của nước Việt Nam
Quốc kỳ của Việt Nam là biểu tượng uy phong của dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người Việt. Hình ảnh lá quốc kỳ với màu đỏ vàng ấn tượng, dễ nhớ. Nguyên gốc của lá cờ Việt Nam ra đời vào năm 1940, sao đó nó đã được sửa đổi cho dễ nhìn, phù hợp với tỷ lệ vàng và chính thức được công bố vào năm 1945.
Sau khi thống nhất được đất nước, lá cờ đã chính thức được quốc tế công nhận. Nó được cố định về mặt kích thước, màu sắc trong lần họp quốc hội khóa VI. Về phần thiết kế, lá cờ có hình chữ nhật với nhiều rộng bằng ⅔ chiều dài. Nền cờ là màu đỏ tươi, ở giữa lá cờ có một ngôi sao vàng 5 cánh kích thước lớn.
Ý nghĩa của lá cờ Việt Nam được hiểu là sự tượng trưng cho sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho màu của cách mạng, sự cống hiến và hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để giành lại độc lập tự do cho chúng ta ngày hôm nay.
Màu vàng của ngôi sao 5 cánh đại diện cho linh hồn của của dân tộc, tương ứng với năm tầng lớp tham gia cách mạng gồm có: sĩ, nông, công, thương, binh. Đây cũng là những tầng lớp cơ bản, cùng đoàn kết với nhau để chống lại sự xâm lược của Pháp, Mỹ, bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
Hình ảnh cờ của nước Malaysia
Quốc kỳ Malaysia là một lá cờ có rất nhiều sọc đan xen lẫn nhau. Trên lá cờ có tổng cộng tất cả là 14 sọc đỏ và trắng xen kẽ. Các sọc kẻ có kích thước bằng nhau nhìn rất hài hòa. Bên trái góc lá cờ là một hình chữ nhật có màu xanh, trên đó là hình mặt trăng lưỡi liềm và một ngôi sao có 14 cánh. Ngôi sao này được hiểu giống như kiểu liên bang của các khu vực.
Ý nghĩa của cờ của nước Malaysia tượng trưng cho sự bình đẳng của các bang và chính phủ liên bang. 14 cánh trên ngôi sao là sự thống nhất của các bang, sự hỗ trợ tương thân tương ái, không ngại khó khăn.
Hình ảnh mặt trăng lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo, đạo giáo chủ đạo của đất nước Malaysia. Phần nền xanh của lá cờ là sự thống nhất của nhân dân, sự tin tưởng vào chính phủ liên bang. Ngôi sao màu vàng đại diện cho vua và hoàng gia.
Hình ảnh cờ của nước Philippines
Quốc kỳ Philippines là một trong những lá cờ các nước Đông Nam Á khá đặc biệt. Trên cờ là có các màu sắc chủ đạo là xanh dương, đỏ, trắng, vàng cam.
Lá cờ được chia ra thành nhiều phần khác nhau, phía bên trái là một hình tam giác màu trắng. Trong hình tam giác này có hình mặt trời tỏa sáng với các tia nắng rực rỡ. Mỗi tia sáng xung quanh mặt trời sẽ đại diện cho tất tỉnh thành của đất nước. Mặt trời cũng tượng trưng cho sự thống nhất, tự do, dân chủ và chủ quyền của quốc gia.
Mỗi góc của hình tam giác lại có một ngôi sao màu vàng nữa. Những ngôi sao vàng đẹp lung linh sẽ đại diện cho các hòn đảo của quốc gia này. Ba đảo này là Luzon, Visayas và Mindanao.
Hình tam giác màu trắng trên các cửa hàng có ý nghĩa biểu tượng cho tình đoàn kết, bình đẳng giới. Phần màu xanh của lá cờ có ý nghĩa đại diện cho công lý, hoà bình, sự thật. Phần màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm và lòng yêu nước của người dân quốc gia Philippines.
Lá cờ của Philippines còn đặc biệt hơn so với các lá cờ của các quốc gia Đông Nam Á khác khi nếu lá cờ này treo ngược, nghĩa là bạn treo phần màu đỏ lên trên phần màu xanh thì hàm ý của lá cờ này cho biết rằng quốc gia đang xảy ra binh biến, có chiến tranh.
Hình ảnh cờ của nước Lào
Quốc kỳ Lào đã được nghiên cứu thiết kế và bắt đầu sử dụng ngày 2 tháng 12 năm 1975. Lá cờ được thiết kế và ban hành bởi chính phủ Pathet Lào. Theo như các tài liệu công bố, quốc kỳ của Lào là một hình chữ nhật, có tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 2:3.
Lá cờ sẽ được chia thành nhiều phần với các màu sắc khác nhau. Tổng thể lá cờ có ba dải ngang, một dải màu xanh biển ở giữa có chiều rộng bằng ½ chiều rộng lá cờ. Hai phần trên dưới là dải màu đỏ với tổng chiều rộng bằng ½ lá cờ.
Ở phần giữa màu xanh có thêm hình tròn, có màu trắng. Đường kính của hình tròn này bằng ⅘ chiều rộng của dải màu xanh biển.
Ý nghĩa của lá quốc kỳ Lào vô cùng sâu sắc. Màu đỏ trên lá cờ thể hiện cho tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân Lào. Sự ghi nhớ những anh hùng chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập, xây dựng đất nước. Màu xanh trên lá cờ là tượng trưng cho sự thống nhất lãnh thổ, sự toàn vẹn quốc gia. Phần ở giữa hình tròn màu trắng đại diện cho sự sáng soi của Đảng, chế độ xã hội.
Hình ảnh cờ của nước Campuchia
Quốc kỳ Campuchia có khá nhiều thay đổi. Đây cũng là một trong những quốc gia có lá cờ tuy đơn giản nhưng lại nhiều ý nghĩa. Cờ Campuchia được lựa chọn vào năm 1993, lá cờ được đưa ra sau sự thành công của tổng tuyển cử, khởi đầu xác định của việc trở lại thời kỳ quân chủ.
Theo như mô tả, quốc kỳ của Campuchia có ba sọc là xanh dương, đỏ, xanh dương. Ở phần đỏ chính giữa có biểu tượng của ngôi đền Angkor Wat màu trắng. Tỷ lệ của lá cờ được chia thành 1:2:1 với chiều rộng của dải đỏ gấp đôi chiều rộng của dải xanh.
Nói về ý nghĩa, quốc kỳ của Campuchia là biểu tượng lớn cho sự thanh liêm, công lý, công bằng cho mọi người dân. Phía giữa có biểu tượng đền Angkor Wat là lời nhắc nhở toàn dân luôn phải ghi nhớ lịch sử, tự hào về di sản văn hóa của Campuchia. Biểu tượng đền thờ trên quốc kỳ cũng đồng thời tượng trưng cho Phật giáo Nam truyền. Đây là tôn giáo chính và lớn nhất tại Campuchia.
Màu xanh dương trên quốc kỳ của Campuchia đại diện cho sự đoàn kết, tự do của người dân, mọi người dân đều đoàn kết và hướng về nhà vua. Màu đỏ ở giữa được hiểu với ý nghĩa thể hiện sự dũng cảm, can đảm bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia Campuchia.
Hình ảnh cờ của nước Đông Timor
Quốc kỳ Đông Timor, theo tiếng Tetum được ghi là Bandeira Timór Lorosa’e nian. Lá quốc kỳ này được Chính phủ Đông Timor ấn định vào ngày 19 tháng 5 năm 2002. Lần theo dòng lịch sử, lá cờ này có thiết kế từ rất sớm, từ ngày 28 tháng 11 năm 1975.
Quốc kỳ của Đông Timor có đặc điểm là một hình chữ nhật, bên trong có những hình tam giác cân xếp chồng lên nhau. Đầu tiên là hình tam giác màu đen, hình này có chiều cao bằng một phần ba chiều dài. Tiếp theo là hình tam giác màu vàng, hình thành có chiều cao bằng một nửa chiều cao của lá cờ. Trung tâm của hình tam giác đen có một ngôi sao trắng gồm 5 cánh.
Ngôi sao trắng trên quốc kỳ của Đông Timor gồm năm đầu, hình ảnh này có ý nghĩa thể hiện cho sự dẫn lối sáng suốt của chính phủ. Màu đỏ thể hiện cho sự dũng cảm, ý chí đồng lòng của người dân tại đây. Màu vàng thể hiện cho sự rực sáng, đường lối dẫn dắt của chính phủ.
Hình ảnh cờ của nước Brunei
Cờ các nước Đông Nam Á có Quốc kỳ Brunei phân chia lạ nhất. Lá cờ có hình dạng chữ nhật, phần ở giữa có một biểu tượng màu đỏ, nền màu vàng và có hai sọc màu đen trắng. Lá cờ này bắt đầu xuất hiện vào năm 1906, khi Brunei vẫn còn là đất nước được bảo hộ bởi Anh quốc.
Ý nghĩa của lá cờ Brunei khá là sâu sắc. Màu vàng trên lá cờ đại diện cho Hồi vương – quốc vương Hồi giáo – đại diện cho quyền lực tối thượng. Sau đó đất nước này có thêm hai vị thân vương có công khai quốc, trị vì nên quốc kỳ đã đã thêm hai dải sọc đen trắng để tôn vinh họ.
Năm 1959 khi Brunei đã bắt đầu tự trị, đất nước này ban hành Hiến pháp đầu tiên. Trong hiến pháp đã có thêm quy định mô tả giữa lá cờ có thêm quốc huy. Sau đó thì quốc kỳ của đất nước này đã được sử dụng từ đó tới nay.
Hình ảnh cờ của nước Singapore
Quốc kỳ Singapore được xây dựng và công khai thông qua lần đầu vào năm 1959. Thời kỳ này quốc đảo sư tử đã được tự quản, nhưng vẫn phụ thuộc vào sự giám sát của Anh quốc. Sau nhiều lần thay đổi, quốc kỳ Singapore đã được ấn định chính thức vào ngày 9 tháng 8 năm 1965.
Trong các lá cờ các nước Đông Nam Á, quốc kỳ Singapore khá là đơn giản. Quốc kỳ là hình chữ nhật, chia thành hai phần màu trắng và đỏ, phần màu trắng ở phía dưới và đỏ ở phía trên. Bên trên phần màu đỏ có thêm 5 hình ngôi sao nhỏ và một hình mặt trăng.
Ý nghĩa của quốc kỳ Singapore thể hiện sự bình đẳng các dân tộc, xây dựng một hệ tư tưởng mới hiện đại, hướng tới tương lai.
Với những thông tin trên, bạn đọc hẳn là đã nắm được cờ các nước Đông Nam Á, kiểu mẫu và ý nghĩa chủ đạo trên mỗi lá cờ. Mỗi quốc gia độc lập đều có một lá cờ riêng, mang đậm bản sắc dân tộc và thể hiện ý chí đoàn kết quật cường. Cùng theo dõi chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích và thú vị hơn nữa bạn nhé.
Nguồn bài viết: Hình ảnh cờ các nước Đông Nam Á và ý nghĩa của lá cờ appeared first on Giamayruaxe.net.
source https://giamayruaxe.net/co-cac-nuoc-dong-nam-a/
Nhận xét
Đăng nhận xét