3 Tính Chất Của Cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến thiết lập trật tự thế giới đầu tiên mang lại nhiều tổn hại nặng nề về kinh tế, chính trị và xã hội ở nhiều quốc gia. Vậy nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cuộc chiến này qua các phần tiếp theo trong bài viết nhé!

Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất?

Cuộc chiến này được gọi là chiến tranh thế giới bởi có đến 38 nước đế quốc lao vào cuộc chiến để tranh giành đấu đá lẫn nhau đòi quyền lợi. Mục đích tham chiến của các nước đế quốc là nhằm tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thêm thế lực và phân chia lại thế giới.

Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I là cuộc chiến tranh phi nghĩa

Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  • Cuộc chiến chỉ đem lại lợi nhuận cho chính giai cấp tư sản đang nắm quyền.
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với tất cả các bên tham chiến.
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất chính là cuộc chiến tranh xâm lược và cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa của đối phương.

Tìm hiểu về cuộc chiến tranh thế giới thứ I

Trước khi tìm hiểu về nội dung “Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Những thông tin này sẽ giúp các bạn tìm được câu trả lời và làm bài kiểm tra tốt hơn.

Chiến tranh thế giới thứ nhất
Tìm hiểu về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Chi tiết gồm có:

Nguyên nhân sâu xa

Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chính sự phát triển không đồng đều giữa các nước chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu sắc về lực lượng giữa các nước đế quốc. Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt hơn, dẫn tới các cuộc chiến tranh bắt đầu xảy ra. Sự phân chia thuộc địa không đồng đều giữa các nước đế quốc, Anh và Pháp chiếm hầu hết các nước thuộc địa, trong khi đó Đức và Mĩ lại được chia ít. Đây chính là nguyên nhân âm ỉ châm ngòi cho các cuộc chiến tranh xảy ra.

  • Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha xảy ra vào năm 1898.
  • Cuộc chiến tranh giữa 2 nước Anh và Bô-ơ diễn ra từ năm 1899 – 1902.
  • Chiến tranh giữa 2 cường quốc Nga và Nhật diễn ra từ năm 1904 – 1905.

Những mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối lập. Đó chính là khối liên minh (gồm Đức, Áo – Hung, Italia) và khối hiệp ước (gồm Nga, Pháp, Anh). Cả hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị cho chiến tranh. Mục đích của cuộc chiến này là muốn thanh toán đối thủ của mình để chia lại thuộc địa và tranh nhau làm bá chủ của thế giới.

Nguyên nhân trực tiếp 

Ngày 29 tháng 6 năm 1914, Thái tử Áo – Hung đã bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Lúc này, tình hình ở khu vực bán đảo Ban-căng trở nên vô cùng căng thẳng. Chớp lấy thời cơ, giới quân phiệt Đức, Áo – Hung đã gây ra chiến tranh. Đây chính là giọt nước tràn ly khiến cho cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc nổ ra.

Diễn biến

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu ở trên 3 chiến trường chính là: Mặt trận phía Tây, mặt trận phía Đông và mặt trận phía Nam. Trong đó, mặt trận phía Tây là cuộc chiến giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò quyết định số phận của cuộc chiến tranh.

Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất
Các binh lính tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Giai đoạn đầu 

  • Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ và lan rộng ra trên thế giới. 
  • Đức đã tập trung phần lớn quân đội ở mặt trận phía Tây và trong đêm mùng 3/8/1914 đã tràn vào Bỉ và đánh sang cả bên Pháp. Lúc này thủ đô Pari đang bị uy hiếp và có nguy cơ quân Pháp sẽ bị tiêu diệt. 
  • Ngày 28/7/1914, Áo – Hung đã tuyên chiến với Xecbi.
  • Ngày 04/08/1914, Anh đã tuyên chiến với Đức.
  • Năm 1915, Đức đã dồn toàn bộ binh lực sang bên mặt trận phía Đông để hợp lực cùng quân Áo – Hung tấn công quân đội của Nga quyết liệt với ý định đè bẹp Nga. Trong năm thứ hai này cả hai khối quân sự đều ở thế cầm cự.
  • Năm 1916, thấy không thể tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây và mở chiến dịch Véc – đoong. Khi sang đến mặt trận này quân Đức cũng vẫn không thể hạ nổi thành Véc – đoong. Trong năm này, cuộc chiến vẫn không nghiêng ưu thế về bên nào, cả 2 khối đều duy trì ở thế cầm cự. 
  • Đến cuối năm 1916, Đức và Áo – Hung từ thế chủ động tấn công đã dần chuyển sang phòng ngự ở cả 2 mặt trận phía Đông và phía Tây.

Giai đoạn thứ hai

  • Tháng 4 năm 1917, Mỹ đã chính thức tham gia vào phe hiệp ước.
  • Ngày 7/11/1917, quân đội Nga đã chính thức rút khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất do đã giành được thắng lợi Cách mạng tháng 10 Nga.
  • Tháng 7 năm 1918, Anh – Pháp đã phản công.
  • Tháng 9 năm 1918, ba nước Anh – Pháp – Mỹ đã mở cuộc tổng tiến công Đức và các nước đồng minh.
  • Ngày 9/11/1918, cách mạng tại Đức đã bùng nổ, lật đổ nền dân chủ đã tồn tại nhiều năm ở đất nước này.
  • Ngày 11/11/1918, quân Đức đã phải đầu hàng vô điều kiện, cùng lúc đó Áo – Hung cũng thất bại trên chiến trường.

Hậu quả

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với toàn thể nhân loại trên toàn cầu. Trong đó, 38 quốc gia với tổng số quân lính tham chiến là 37 triệu người và 1.5 tỷ dân thường đã bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh khói lửa này. Cuộc chiến tranh này đã làm cho hơn 10 triệu người chết, trên 20 triệu người đã bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường xá và cầu cống nhà máy bị phá hủy.

Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất
Những người lính bị thương nặng trong chiến tranh thế giới I

Số tiền để các nước chi ra khi tham chiến đã lên tới con số 85 tỷ đô la và trở thành con nợ của Mỹ. Cuộc chiến không những không giải quyết được các mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc giành thuộc địa mà còn làm cho mâu thuẫn đó tăng lên.

Những thông tin bên trên đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Hy vọng bài viết giúp các bạn tìm được câu trả lời tốt nhất cho đề bài “Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?”. Chúc các bạn đọc đạt được điểm 9, điểm 10 cho bài kiểm tra Lịch Sử khi rơi vào đề bài này. 

Rate this post

Nguồn bài viết: 3 Tính Chất Của Cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất appeared first on Giamayruaxe.net.



source https://giamayruaxe.net/tinh-chat-cua-cuoc-chien-tranh-the-gioi-lan-thu-nhat/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

gia may rua xe

Những câu chúc tết tặng đồng nghiệp hay và độc đáo nhất

Sunwin mách game thủ 3 mẹo phá đảo Tây Du Thần Khí