Trẻ em là người bao nhiêu tuổi? được hưởng quyền lợi nào?

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là những chồi non cần được chăm sóc bồi dưỡng để trở thành trụ cột nước nhà trong tương lai. Vậy trẻ em là người bao nhiêu tuổi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định tuổi của trẻ em qua bài viết này nhé!

Trẻ em là người bao nhiêu tuổi theo quy định quốc tế?

Hiện nay, theo các văn bản quốc tế đã đưa ra và các chương trình của Liên Hợp quốc đều sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Theo đó, tổ chức Liên Hợp Quốc đã quy định người thành niên là những người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi.

Trẻ em là người bao nhiêu tuổi
Trẻ em là thế hệ tương lai cần được bảo vệ của đất nước

Như vậy có thể thấy rằng trẻ em theo quy định của Liên Hợp Quốc là những người dưới 18 tuổi. Có quy định trên là bởi vì trẻ em là những chủ thể vẫn còn non nớt về cả trí tuệ và thể chất. Đây là đối tượng rất cần được bảo vệ và chăm sóc, đặc biệt là cả sự về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời trải nghiệm.

Trẻ em là người bao nhiêu tuổi theo quy định tại Việt Nam?

Căn cứ theo quy định về Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần   thứ 11 khóa XIII ngày 05 tháng 04 năm 2016, chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/6/2017 và thay thế cho Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định tại điều 1 như sau: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.

Như vậy câu trả lời cho câu hỏi: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi? đã được đưa ra rất rõ ràng. Trẻ em là những người dưới 16 tuổi.

Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi
Trẻ em cần được nâng niu, bảo vệ

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi ngành nghề mà sẽ quy định tuổi trẻ em sao cho phù hợp. Hiện nay tại Việt Nam, tuổi của trẻ em đã được thống nhất giữa các bộ luật và văn bản Luật hiện hành để có thể dễ dàng quản lý. Theo đó, trẻ em là những người có tuổi dưới 16. Như vậy, quy định về độ tuổi của trẻ em tại Việt Nam so với quy định của quốc tế giảm đi 2 tuổi.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 điều 4 bộ Luật trẻ em 2016 cũng đã quy định “người chăm sóc trẻ em là những người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao cho trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em để cấp dưỡng, chăm sóc và bảo vệ trẻ em”.

||Xem thêm: STT hay về em bé, lời chúc cho trẻ nhỏ hay, ý nghĩa

Quyền lợi và bổn phận của trẻ em

Ngoài việc đưa ra các quy định giải đáp rõ vấn đề: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi? Chúng tôi còn đưa ra quyền lợi và bổn phận của trẻ em để các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn. Kể từ khi Luật trẻ em năm 2016 có hiệu lực thì những quy định về quyền lợi cũng như bổn phận của trẻ em được đưa ra rất rõ ràng và cụ thể.

Quyền lợi của trẻ em

Các quyền của trẻ em đều được quy định từ điều 12 cho đến điều 36 của Luật trẻ em đưa ra vào năm 2016, theo đó trẻ em có các quyền như sau:

Trẻ em là từ mấy tuổi
Những quyền lợi của trẻ em được pháp luật bảo vệ
  • Quyền sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất về điều kiện sống và phát triển.
  • Quyền được khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em đều có quyền được khai sinh, khai tử, có đầy đủ họ tên, quốc tịch; được xác định rõ cha, mẹ, dân tộc và giới tính theo quy định của pháp luật.
  • Quyền được chăm sóc sức khỏe: Trẻ em đều được ưu tiên tiếp cận, sử dụng các dịch vụ phòng bệnh và khám chữa bệnh.
  • Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để có thể phát triển được toàn diện nhất.
  • Quyền được giáo dục, học tập và phát triển các năng khiếu: Trẻ em đều được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục để phát huy được các năng khiếu, sự sáng tạo của bản thân.
  • Quyền vui chơi, giải trí: Trẻ em được bình đẳng về những cơ hội vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao,… sao cho phù hợp với lứa tuổi.
  • Quyền giữ gìn và phát huy bản sắc riêng: Được tôn trọng về đặc điểm và giá trị riêng của bản thân sao cho phù hợp với độ tuổi và bản sắc văn hóa dân tộc; được dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
  • Quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo: Trẻ em đều có quyền tham gia hoặc không tham gia một tín ngưỡng tôn giáo. 
  • Quyền về tài sản: Các em đều có quyền sở hữu, thừa kế và quyền sử dụng đối với những tài sản theo quy định của pháp luật.
  • Quyền bí mật về đời sống riêng tư: Trẻ em được quyền giữ bí mật về đời sống riêng tư cá nhân, được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thư tín, điện thoại,….
Trẻ em là bao nhiêu tuổi
Trẻ em là những người cần được bảo vệ và chăm sóc
  • Quyền được sống chung với cha, mẹ: Trẻ em đều có quyền được cả cha lẫn mẹ chăm sóc, giáo dục. Trừ trường hợp bị cách ly cha hoặc mẹ để bảo vệ quyền lợi của các em. 
  • Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ: Trẻ em đều có quyền được biết rõ cha mẹ đẻ là ai. Trừ trường hợp không cho biết để có thể đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các em.
  • Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi: Khi không còn cha mẹ hoặc do hoàn cảnh bắt buộc mà các em không thể sống cùng, trẻ em đều có quyền được nhận nuôi và được chăm sóc.
  • Quyền được bảo vệ không bị xâm hại: Trẻ em được bảo vệ dưới bất kỳ một hình thức nào để không bị xâm hại tình dục.
  • Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động: Trẻ em có quyền được bảo vệ để không phải lao động trước tuổi, bị bắt làm các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm đến tính mạng hoặc nơi làm việc ảnh hưởng xấu đến nhân cách và đạo đức của các em.
  • Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi và bỏ mặc hay làm thương tổn dưới mọi hình thức.
  • Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo hay chiếm đoạt.
  • Quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức sử dụng, mua bán, vận chuyển các chất ma túy.
  • Quyền được bảo vệ trong quá trình bị tố tụng và xử lý vi phạm hành chính: Đảm bảo quyền được bào chữa và tự bào chữa để đảm bảo lợi ích, không bị tra tấn, xúc phạm về nhân phẩm, danh dự,….
  • Quyền được bảo vệ khi gặp phải thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường hay xung đột vũ trang.
  • Quyền được bảo đảm về vấn đề an sinh xã hội: Tùy vào điều kiện của vùng miền nơi các em ở hay điều kiện của gia đình.
  • Quyền được tiếp cận các thông tin và tham gia các hoạt động xã hội: Các em đều được tiếp cận và thu nhận các thông tin dưới bất kỳ mọi hình thức sao cho phải phù hợp với lứa tuổi và được cơ quan nhà nước cho phép.
  • Quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề liên quan: Các em có quyền tham gia các hội họp phù hợp với lứa tuổi, được mọi người lắng nghe ý kiến, nguyện vọng cá nhân.
  • Quyền của trẻ em khuyết tật: Những trẻ em bị khuyết tật đều sẽ được hưởng mọi quyền lợi của trẻ em và quyền lợi của người khuyết tật. Các em sẽ được chăm sóc, được tạo điều kiện để hồi phục chức năng và hòa nhập cộng đồng.
  • Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn: Được hỗ trợ và bảo vệ , được tìm kiếm cha mẹ và gia đình theo đúng quy định của pháp luật.

Bổn phận của trẻ em

Ngoài việc quy định về quyền của trẻ em rất rõ ràng, Luật cũng đưa ra bổn phận của trẻ em chi tiết, dễ hiểu. Theo đó trẻ em sẽ có các bổn phận như sau:

Trẻ em là độ tuổi nào
Trẻ em phải được quan tâm và bảo vệ
  • Bổn phận của trẻ em đối với gia đình: Phải kính trọng, lễ phép và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Luôn yêu thương, đùm bọc các anh chị em trong gia đình. Học tập, rèn luyện và phụ giúp cha mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi của các em.

Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và các cơ sở giáo dục khác: 

  • Tôn trọng giáo viên, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
  • Luôn yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ cho bạn bè những lúc gặp khó khăn.
  • Rèn luyện đạo đức, chăm chỉ học tập và hoàn thành tốt bài tập được giao.
  • Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành mọi nội quy của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng và xã hội: 

  • Tôn trọng và lễ phép với những người lớn tuổi; quan tâm và luôn giúp đỡ những người già, phụ nữ mang thai và trẻ em khi họ cần.
  • Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành đầy đủ quy định về an toàn giao thông và trật tự xã hội; bảo vệ của công, bảo vệ môi trường.
  • Phát hiện và tố giác các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật.

Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước:

  • Yêu quê hương, yêu đất nước và yêu đồng bào; luôn có ý thức xây dựng quê hương, đất nước; tôn trọng lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán.
  • Tuân thủ và chấp hành mọi quy định của pháp luật; đoàn kết, hợp tác và giao lưu với bạn bè quốc tế.

Bổn phận của trẻ em với bản thân:

  • Sống trung thực, khiêm tốn và luôn rèn luyện thân thể.
  • Sống có trách nhiệm với bản thân, không hủy hoại thân thể, nhân phẩm và tài sản.
  • Chăm chỉ học tập, không bỏ học giữa chừng, bỏ nhà đi bụi đời, lang thang.
  • Không đánh bạc hay mua bán, tàng trữ các chất cấm.
  • Không sử dụng hay phát tán những nội dung phản động, đồi trụy không phù hợp với lứa tuổi.

||Xem thêm: 50+ STT Hạnh Phúc Khi Có Con Cảm Động, Hay & Ý Nghĩa

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về vấn đề trẻ em là người bao nhiêu tuổi? Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích trong cuộc sống. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về nội dung bài viết, các bạn hãy comment ở bên dưới để cùng nhau thảo luận nhé!

Rate this post

Nguồn bài viết: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi? được hưởng quyền lợi nào? appeared first on Giamayruaxe.net.



source https://giamayruaxe.net/tre-em-la-nguoi-bao-nhieu-tuoi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

gia may rua xe

Những câu chúc tết tặng đồng nghiệp hay và độc đáo nhất

Sunwin mách game thủ 3 mẹo phá đảo Tây Du Thần Khí