Vì sao hàng hóa có 2 thuộc tính giá trị sử dụng & hàng hoá?
Hàng hóa là cách gọi chung của tổng thể các sản phẩm buôn bán trên thị trường. Đồng thời hàng hóa còn xuất hiện trong khái niệm mà chủ nghĩa Mác – Lê nin đề cập đến. Chúng cũng đầy đủ mọi thứ liên quan đến bản chất và thuộc tính. Dù xuất hiện khá nhiều trong các bài giảng nhưng ít ai hiểu vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?
Hàng hóa là gì?
Hàng hóa hiểu một cách đơn giản là sản phẩm mang lại kinh tế hữu hình. Chúng sẽ được sử dụng để góp phần thỏa mãn nhu cầu con người trực tiếp hoặc gián tiếp. Còn trong kinh tế chính trị Mác – Lênin lại được định nghĩa giống như sản phẩm hình thành do lao động. Phải lao động và trao đổi mua bán mới tạo ra hàng hóa.
Những mặt hàng tiêu dùng hay hàng đầu tư được coi như yếu tố quan trọng góp mặt vào tổng sản phẩm trong nước. Còn những loại hàng hóa liên quan đến phạm trù kinh tế thuộc loại khan hiếm.
Ngoài ra còn có một số loại hàng hóa mà ai cũng muốn sở hữu nhiều khi điều kiện cho phép.
Đặc trưng cơ bản hai thuộc tính của hàng hóa
Mỗi một hình thái kinh tế khác nhau, hàng hóa sản xuất ra sẽ mang bản chất khác nhau. Tuy nhiên, mỗi vật phẩm khi sản xuất cũng đều đã mang hình thái hàng hóa. Và chúng đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng. Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc: “Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?” thì cần đi tìm hiểu đặc trưng của nó.
Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng trước tiên cần phải thỏa mãn nhu cầu cụ thể của con người. Khi hàng hóa là vật liệu sinh hoạt thì nhu cầu đó còn cần phải được thỏa mãn trực tiếp. Còn trường hợp là tư liệu sản xuất thì cần phải thỏa mãn một cách gián tiếp. Đương nhiên, chúng sẽ có những đặc trưng cơ bản như:
– Về số lượng giá trị sử dụng của tư liệu không phải sẽ phát hiện ra ngay lúc đó. Thường sẽ được phát hiện dần dần qua quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.
– Giá trị sử dụng còn được gọi là công cụ hàng hóa. Nó được quyết định dựa vào thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa.
Với cách lý giải như vậy nên giá trị sử dụng thuộc phạm trù vĩnh viễn.
– Giá trị sử dụng chỉ bộc lộ rõ nhất khi con người sử dụng hoặc tiêu dùng. Chúng sẽ liên quan mật thiết đến nội dung vật chất của cải. Và tất nhiên sẽ không kể đến hình thức của số của cải đó ra sao.
Nói tóm lại, một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Thế nhưng không phải bất kể vật nào có giá trị sử dụng cũng được coi là hàng hóa. Một ví dụ rõ nhất, không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người nhưng không được nhận định là hàng hóa. Những quả dại, nước từ thiên nhiên cũng đem lại giá trị sử dụng nhưng không coi là hàng hóa.
Do đó, một vật muốn được coi là hàng hóa khi giá trị sử dụng của nó phải sản xuất. Khi đó được dùng để bán, trao đổi thành tiền hay vật ngang giá. Tức là vật phải tạo ra giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa đã nhận định, giá trị sử dụng sẽ đem lại giá trị trao đổi.
Giá trị vật phẩm, hàng hóa
Muốn hiểu rõ về giá trị hàng hóa phải xuất phát chính từ giá trị trao đổi đã nhận định. Hay cụ thể hơn thì giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi
Giá trị trao đổi được biết đến là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này chuyển đổi với giá trị sử dụng khác. Ví dụ dùng 1 mét vải để đổi lấy 5kg hồng. Tức là 1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 5kg hồng.
Vấn đề cần bàn luận ở đây là tại sao hàng hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa? Và lý do hai giá trị trao đổi được với nhau theo tỷ lệ nhất định? Có thể lý giải như sau:
– Cái chung không thể coi như giá trị sử dụng bởi hai loại hàng hóa có công dụng không giống nhau. Chẳng hạn thuốc để uống, gạo để ăn còn vải để mặc. Chính những sự khác nhau đó là điều kiện cần thiết giúp trao đổi xảy ra. Bởi không có ai đem trao đổi những vật phẩm có giá trị sử dụng giống hệt nhau.
– Điểm chung đặc biệt chính là gạo, thuốc hay vải đều sản sinh trong quá trình lao động. Phải lao động mới kết tinh được như thế. Dựa vào cơ sở chung đó mà hàng hóa được trao đổi với nhau dễ dàng.
Nói cách khác, con người trao đổi hàng hóa với nhau cũng là trao đổi lao động của mình. Và giá trị lao động đó ẩn dấu trong hàng hóa.
Việc hao phí lao động để tạo ra hàng hóa kết tinh là cơ sở chung cho mọi trao đổi khác. Từ đó hình thành giá trị hàng hóa lao động.
Giá trị hàng hóa lao động
Giá trị hàng hóa lao động của người sản xuất được kết tinh trực tiếp trong hàng hóa. Nó đều được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi hay còn gọi là giá trị nội dung. Chúng cũng là cơ sở để trao đổi giá trị.
Không chỉ thế, chúng còn được biểu hiện rõ nét thông qua mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Bởi trao đổi hàng hóa là cách so sánh lượng hao phí lao động giữa người sản xuất hàng hóa với nhau. Quan hệ lúc này sẽ là vật với vật thay vì giữa con người với nhau.
Hiểu đơn giản, giá trị hàng hóa như một phạm trù lịch sử. Nó chỉ tồn tại được ở nền kinh tế hàng hóa. Chỉ khi sản xuất ra hàng hóa mới tạo ra giá trị vật phẩm.
||Bạn có biết: Vật Chất Quyết Định Ý Thức Như Thế Nào? Mối Quan Hệ – Ví dụ
Mối tương quan giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Giá trị hay giá trị sử dụng là hai thuộc tính vừa thống nhất lại mâu thuẫn với nhau của hàng hóa.
Tính thống nhất
Cả hai đều cùng tồn tại trong hàng hóa. Vật chỉ trở thành hàng hóa khi không có đầy đủ cả hai thuộc tính trên. Khi cảm thấy một vật có ý nghĩa tức là có giá trị sử dụng. Thế nhưng lại không do lao động tạo ra, có thể hiểu lao động không kết tinh ở trong đó. Vậy nên sẽ không được coi là hàng hóa.
Tính mâu thuẫn
Đầu tiên, trên tư cách là giá trị sử dụng thì hàng hóa không đồng nhất về chất. Do đó mỗi hàng hóa sẽ mang công dung khác nhau. Trái ngược lại, khi mang tư cách giá trị thì hàng hóa lại tương đồng về chất. Mọi thứ sẽ kết tinh từ lao động và đã được vật hóa.
Thứ hai, dù giá trị hay giá trị sử dụng tồn tại song song trong một hàng hóa. Quá trình thực hiện cả hai giá trị đều có sự khác nhau về thời gian, không gian. Tức là giá trị thực hiện trước ở trong lưu thông còn một loại lại thực hiện trong tiêu dùng. Trường hợp hàng hóa không bán được thì không thực hiện được giá trị sử dụng. Khi đó dễ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.
Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?
Để giải thích được vì sao hàng hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa thì cần hiểu nó có liên quan đến hai thuộc tính. Cả giá trị và giá trị sử dụng đều không phải do hai lao động kết tinh tại đó. Mà nó liên quan đến tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới hình thức cụ thể liên quan đến nghề nghiệp nhất định. Khi đó sẽ tạo ra được giá trị sử dụng cho đối tượng lao động, mục đích riêng. Kể cả công cụ lao động riêng có phương pháp hoạt động riêng biệt. Từ đó tạo ra kết quả lao động là sản phẩm mang công dụng khác nhau. Chúng mang giá trị sử dụng của hàng hóa.
Lao động trừu tượng
Loại lao động này chính là của người sản xuất hàng hóa mà không kể đến hình thức cụ thể. Khi đó sẽ quy về tính chung nhất hay chính là sự tiêu hao sức lao động của người làm việc sản xuất ra hàng hóa nói chung. Mọi thứ tích lũy trong hàng hóa và tạo ra giá trị.
Đặc biệt chỉ có lao động của người tham gia sản xuất hàng hóa mới mang tính trừu tượng mà vẫn tạo ra giá trị hàng hóa. Tuy nhiên không phải có hai thứ lao động kết tinh trong hàng hóa mà lao động của người sản xuất có tính hai mặt. Tính hai mặt đó có liên quan đến tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa.
Tính chất tư nhân
Mỗi người khi sản xuất hàng hóa sẽ có tính tự chủ của riêng mình. Họ sẽ quyết định nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào. Do đó, lao động của người đó trở thành việc riêng mang tính chất tư nhân và mang biểu hiện của lao động tư nhân.
Tính chất xã hội
Lao động của mỗi sản xuất hàng hóa cũng được gọi là một bộ phận lao động xã hội khi phân công lao động. Việc phân công lao động xã hội giúp cho lao động của người sản xuất biến thành bộ phận trong lao động xã hội. Từ đó có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người tạo ra hàng hóa.
Họ sẽ làm việc với nhau, người này làm việc vì người kia thông qua trao đổi và mua bán hàng hóa. Cụ thể, trao đổi hàng hóa sẽ không dựa vào lao động cụ thể mà sẽ quy thành lao động đồng nhất. Vậy nên, lao động trừu tượng coi như biểu hiện của lao động xã hội.
||Xem thêm: Nhận Thức Là Gì? Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm
Như vậy, nội dung bài viết đã trả lời cho câu hỏi: “Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?”. Đồng thời có những phân tích kỹ lưỡng liên quan đến hai thuộc tính của hàng hóa. Hy vọng với những gì đã chia sẻ, mọi người sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích.
Nguồn bài viết: Vì sao hàng hóa có 2 thuộc tính giá trị sử dụng & hàng hoá? appeared first on Giá máy rửa xe.
source https://giamayruaxe.net/vi-sao-hang-hoa-co-hai-thuoc-tinh/
Nhận xét
Đăng nhận xét