Tính chất hóa học chung của kim loại & Bài tập áp dụng

Như chúng ta đã biết, kim loại chiếm tới 80% trong tổng số các nguyên tố hóa học và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và sản xuất. Vì thế, để có được hiệu quả trong việc sử dụng kim loại thì chúng ta cần hiểu được tính chất hóa học chung của kim loại. Vậy kim loại gồm có những tính chất hóa học nào?

Tìm hiểu các tính chất hóa học chung của kim loại 
Tìm hiểu các tính chất hóa học chung của kim loại

Cấu tạo, phân loại và vị trí của kim loại 

Kim loại có tên tiếng Anh là Metal và là nguyên tố hóa học, nó tạo ra ion + hay còn gọi là cation và các mạng liên kết kim loại. Kim loại thuộc nhóm nguyên tố do độ ion hóa và đặc tính liên kết với á kim và phi kim.

Cấu tạo của kim loại

Kim loại có cấu tạo từ tinh thể và nguyên tử. Cụ thể:

  • Cấu tạo tinh thể: Trừ Hg ở thể lỏng ở nhiệt độ thường, thì các kim loại ở thể rắn và chúng có cấu tạo tinh thể. Hạt nhân liên kết rất kém với các e hóa trị, do đó dễ tách khỏi nguyên tử và các e di chuyển tự do trong mạng tinh thể kim loại. Mạng tinh thể kim loại bao gồm: lập phương tâm khối như Na, Li, K,… và lập phương tâm diện như Cu, Au, Ag,..; lục phương như Mg, Be, Zn,…
  • Cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử của đa số nguyên tố kim loại có rất electron ở lớp ngoài cùng (thường chỉ có 1, 2 hoặc 3 e)

Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn 

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại có vị trí ở nhóm IA (trừ H), IIIA (trừ Bo), nhóm IIA và 1 phần trong nhóm VIA, VA, IVA. Trong các nhóm B từ nhóm IB – VIIIB . Những kim loại phóng xạ bao gồm họ actini và Lantan.

Vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn
Vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn

Phân loại kim loại

Hiện kim loại được phân thành 4 loại sau:

  • Kim loại cơ bản: Là kim loại dễ dàng phản ứng với môi trường bên ngoài, tạo nên sự oxy hóa, ăn mòn.. 
  • Kim loại hiếm: Ngược lại với nhóm kim loại cơ bản, những kim loại này ít bị ăn mòn bởi axit, oxy. Và giá trị của chúng cũng cao hơn nhiều so với các kim loại còn lại như bạch kim, bạc, vàng,..
  • Kim loại đen: Là những kim loại có chứa Fe và có từ tính như gang, thép,.. kim loại đen rất phổ biến và có thể tái chế được nhiều lần. 
  • Kim loại màu: Là những kim loại còn lại không phải kim loại đen, chúng có màu đặc trưng riêng và được sản xuất từ quặng màu thứ sinh hoặc nguyên sinh. Kim loại mày có thể chống ăn mòn tốt hơn kim loại đen.

Tính chất vật lý của kim loại

Kim loại có màu sắc ánh kim, có tính cứng và có thể gia công, dát mỏng thành nhiều hình thù đa dạng. Nhờ các ion nên chúng có thể dẫn điện rất tốt và nó còn có từ tính, có điểm nóng chảy cao.

Kim loại có tính cứng và có sắc ánh kim & dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Kim loại có tính cứng và có sắc ánh kim & dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

Tính giãn nở vì nhiệt cũng là tính chất đặc trưng của kim loại. Khi gặp nhiệt độ cao, kim loại có xu hướng giãn ra, còn khi gặp lạnh chúng thường co lại. Hầu hết kim loại đều ở thể rắn ở nhiệt độ thường trừ copernix và thủy ngân ở thể lỏng.

||Xem thêm: Sự giãn nở vì nhiệt của chất rắn là gì? – Bài tập áp dụng

Về cơ tính, kim loại và những hợp kim của nó có tính dẻo, đàn hồi, độ bền kéo và độ bền nén nhất định. Tùy thuộc vào cấu tạo mà mỗi kim loại sẽ có mức độ lý tính, cơ tính cao hoặc thấp hơn nhau.

Kim loại được ứng dụng nhiều trong gia công như rèn, đúc, cắt, dập, đột, hàn mài,… Đặc biệt, với công nghệ nhiệt luyện thì độ cứng kim loại và hợp kim có thể thay đổi nhằm tạo ra nhiều loại vật liệu khác nhau.

4 tính chất hóa học chung của kim loại

Dưới đây là những tính chất hóa học đặc trưng của kim loại:

tính chất hóa học chung của kim loại
Một số tính chất hóa học chung của kim loại

Tác dụng với Oxi

Ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, đa số các kim loại đều tác dụng với oxi tạo thành oxit. Tuy nhiên, cũng có một số kim loại không phản ứng với oxi là Ag, Au, Pt,… VD: 

2O2 + 3Fe → Fe3O4 

3O2 + 4Cr  → 2Cr2O3

Tác dụng với phi kim khác

Phi kim là các nguyên tố nằm bên phải của bảng tuần hoàn, nó có tính chất không dẫn điện trừ C, graphit. Đa số các kim loại phản ứng với phi kim ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành muối. VD: 

2S + 2Al →   Al2S3

3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3

Tác dụng với dung dịch axit

Khi kim loại phản ứng với dung dịch axit sẽ tạo ra khí Hidro và muối. Trong trường hợp chất phản ứng là axit nóng, đặc thì phản ứng sẽ tạo ra muối Nitrat và các khí như NO2, N2, NO, hoặc muối Sunfat và các khí như H2S, SO2. VD: 

6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2

Mg + 2HNO3 → H2 + Mg(NO3)2 

A + HNO3 → A(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O ( điều kiện H2SO4 đặc nóng)

A + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O

Tác dụng với dung dịch muối

Kim loại hoạt động mạnh phản ứng với muối của kim loại yếu sẽ tạo ra muối mới và kim loại mới. Trừ Ba, K, Na,… bởi trong điều kiện thường, kim loại kiềm thổ và kim loại kiềm sẽ tan trong nước. VD:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

2Al + 3FeSO4 →  3Fe + Al2(SO4)3

Mg + FeCl2  → Fe + MgCl2

Những kim loại mạnh bao gồm Na, K, Ca, Ba, Sr,… trong điều kiện thường có thể dễ dàng tác dụng với nước để tạo ra dung dịch bazơ.

VD: nH2O + A →A(OH)n + H2 

Kim loại trung bình gồm Al, Fe, Mg, Zn,… trong điều kiện nhiệt độ cao phản ứng với hơi nước tạo ra khí hidro và oxit kim loại.

VD: 3Fe + 4H2O hơi → Fe3O4 + 4H2 

Bài tập áp dụng tính chất hóa học của kim loại

Dưới đây là một số dạng bài tập áp dụng tính chất hóa học của kim loại thường gặp

Dạng bài tập kim loại tác dụng với phi kim

Ví dụ: Cho 1.1 gam hỗn hợp bột Fe và Al tác dụng đủ với 1,28 gam S. Hãy tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Bài tập áp dụng tính chất hóa học của kim loại

Dạng kim loại tác dụng với axit loãng

Ví dụ: Cho 8,85 gam hỗn hợp X gồm Zn, Mg vào dung dịch HCl dư thu được 3,36l H2 ở đktc. Phần chất rắn không phản ứng với HCl được rửa sạch và đốt cháy trong oxi tạo ra 4g chất bột màu đen. Hãy tính % khối lượng của Zn, Cu, Mg.

Bài tập áp dụng tính chất hóa học của kim loại

Dạng bài kim loại tác dụng với axit đặc 

Ví dụ: Hòa tan 9,6 gam kim loại R bằng dung dịch axit H₂SO₄, đặc, nóng (dư). Sau phản ứng sinh ra 3,36 lít khí SO₂ (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm kim loại R?

Bài tập áp dụng tính chất hóa học của kim loại

Dạng bài tập kim loại tác dụng với muối 

Ví dụ: Cho 8,4 gam bột Fe vào 1l dung dịch A có chứa 0.2M AgNO₃ và 0,1M CuSO₄. Sau phản ứng thu được chất rắn B (phản ứng xảy ra hoàn toàn), vậy khối lượng của B là bao nhiêu?

Bài tập áp dụng tính chất hóa học của kim loại

Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về tính chất hóa học chung của kim loại cũng như các dạng bài tập thường gặp. Hy vọng bài viết của giamayruaxe.net đã giúp bạn học tập và bổ trợ được nhiều kiến thức bổ ích.

Nguồn bài viết: Tính chất hóa học chung của kim loại & Bài tập áp dụng appeared first on Giá máy rửa xe.



source https://giamayruaxe.net/tinh-chat-hoa-hoc-chung-cua-kim-loai/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

gia may rua xe

Những câu chúc tết tặng đồng nghiệp hay và độc đáo nhất

Sunwin mách game thủ 3 mẹo phá đảo Tây Du Thần Khí