So Sánh Nguyên Phân Và Giảm Phân | Giống & Khác Nhau
Nguyên phân và giảm phân là các giai đoạn phân bào diễn ra trong cơ thể sinh vật. Nó có vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển và duy trì nòi giống. Vậy nguyên phân là gì? So sánh nguyên phân và giảm phân có điểm gì giống và khác nhau?
Nguyên phân là gì?
Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm và quá trình này giúp tạo ra 2 tế bào có bộ máy di truyền trong tế bào giống với tế bào mẹ ban đầu. Quá trình nguyên phân thường xuất hiện ở những tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng (tế bào sinh trứng và sinh tinh không có khả năng này).
Quá trình nguyên phân
Quá trình nguyên phân sẽ được diễn ra như sau:
- Kỳ đầu: Là quá trình các nhiễm sắc thể kép co xoắn và màng nhân sẽ xảy ra hiện tượng tiêu biến và thoi phân bào xuất hiện.
- Kỳ giữa: Là nhiễm sắc thể kép sẽ có tình trạng co xoắn cực đại và dàn thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo và thoi phân bào dính vào 2 phía của nhiễm sắc thể ở tâm động.
- Kỳ sau: Cromatit sẽ diễn ra hiện tượng tách nhau và di chuyển trên thoi phân vào và đi về hai cực của tế bào.
- Kỳ cuối: Các nhiễm sắc thể dần dần dãn xoắn và màng nhân xuất hiện, và lúc này thì tế bào chất sẽ phân chia tạo thành hai tế bào con.
Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào thì nguyên phân chính là cơ chế sinh sản. Còn đối với sinh vật nhân thực đa bào thì quá trình nguyên phân sẽ làm tăng số lượng tế bào và giúp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và giúp cơ thể tái sinh các tế bào hoặc các mô bị tổn thương.
Giảm phân là gì?
Giảm phân là quá trình từ tế bào phân chia để tạo ra giao tử (trứng và tinh trùng). Sau khi trải qua quá trình giảm phân thì được 4 tế bào con có 1 nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ. Tức là n (vì n từ trứng + n từ tinh trùng = 2n bộ NST bình thường). Giảm phân chính là quá trình tạo ra tế bào con có một nửa bộ nhiễm sắc thể để làm giao tử.
Quá trình giảm phân
Quá trình giảm phân được diễn ra như sau:
- Kỳ đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu tự co giãn và các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát và tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Trong thời gian này có thể xảy ra quá trình trao đổi đoạn giữa các NST trong cặp tương đồng (là cơ sở của hiện tượng hoán vị gen).
- Kỳ trung gian: Các nhiễm sắc thể lúc này ở trạng thái duỗi xoắn và tự tổng hợp nên 1 nhiễm sắc thể sẽ giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép.
- Kỳ giữa: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tách nhau ra và trượt trên tơ phân bào dành thành 2 hàng song song với nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kỳ sau: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tổ hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
- Kỳ cuối: Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn ở trong nhân mới của tế bào
Khi nhân con và màng nhân đã xuất hiện, tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội nhưng sẽ khác nhau về nguồn gốc.
Ý nghĩa của quá trình giảm phân
Sự phân ly tổ hợp và độc lập tự do của các cặp nhiễm sắc thể giúp cho quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. Chính sự đa dạng di truyền trong các thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (phần lớn là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên. Từ đó, giúp cho các loài có khả năng thích nghi với mọi điều kiện trong môi trường mới.
Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh sẽ góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng riêng biệt cho từng loài khác nhau.
So sánh nguyên phân và giảm phân
Giống nhau
Quá trình nguyên phân và giảm phân đều có một số đặc điểm chung sau:
- Đều là hình thức phân bào
- Đều có 1 lần nhân đôi ADN
- Đều có kỳ đầu, giữa, sau và kỳ cuối
- Các nhiễm sắc thể đều phải trải qua những biến đổi tương tự như: đóng xoắn, tự nhân đôi, tháo xoắn,…
- Nhân con và màng nhân tiêu biến vào kỳ đầu và lại xuất hiện vào kỳ cuối
- Thoi phân bào xuất hiện vào kỳ đầu và tiêu biến vào kỳ cuối
- Diễn biến các kỳ của quá trình giảm phân II giống với nguyên phân.
Khác nhau
Tiêu chí so sánh | Nguyên phân | Giảm phân |
Sinh sản | – Thường xảy ở tế bào sinh dục sơ khai và sinh dưỡng | – Xảy ra tại tế bào sinh dục chín. |
Quá trình | – Có 1 lần phân bào
– Kỳ đầu: Không có sự bắt cặp, trao đổi chéo – Kỳ giữa: Nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo – Kỳ sau: Nhiễm sắc thể kép tách thành 2 NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào – Kết quả: 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con |
– Có 2 lần phân bào
– Kỳ đầu I: Bắt cặp và trao đổi chéo – Kỳ giữa I: Nhiễm sắc thể xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo – Kỳ sau I: Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp NST kép tương đồng sẽ di chuyển về 2 cực của tế bào. – Kết quả: 1 tế bào mẹ cho 4 tế bào con. |
Số lượng NST | – Số lượng nhiễm sắc thể ở trong tế bào con sẽ được giữ nguyên. | – Số lượng nhiễm sắc thể ở tế bào con bị giảm đi 1 nửa |
Kết quả | – Duy trì sự giống nhau: Các tế bào con sẽ có kiểu gen giống với kiểu gen của tế bào mẹ. | – Tạo sự biến dị tổ hợp và là cơ sở cho sự phong phú và đa dạng của sinh vật. Từ đó, giúp sinh viên tiến hóa và thích nghi. |
Khi so sánh nguyên phân và giảm phân thì chúng ta có thể thấy nó có sự khác nhau ở nhiều chi tiết. Và đáng lưu ý là trong kỳ I của giảm phân thì các nhiễm sắc thể tương đồng bắt gặp rồi sau đó đi về các cực. Vì thế mỗi tế bào con trong giảm phân sẽ chỉ nhân 1 nhiễm sắc thể tương đồng.
Quá trình này tương đương với việc tâm động giữa 2 chromatid chị em cùng đi với nhau trong quá trình nguyên phân, sau khi tâm động chia thì mỗi tế bào con sẽ chỉ nhận được 1 chromatid. Cơ chế thực hiện tuy khác nhau, nhưng giống nhau ở chỗ chia đều 1 cách đồng bộ các nhiễm sắc thể về tế bào con.
Sự biến đổi nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào:
- Sự hình thành nhiễm sắc thể khổng lồ: Vào kỳ trước, sau khi ADN tự nhân đôi và hình thành các nhiễm sắc tử nhưng sau đó chúng lại không tách rời nhau.
- Nội nguyên phân: Trong tiền kỳ, màng nhân không tiêu biến và quá trình phân chia được xảy ra ở trong màng nhân. Kết quả này tạo ra nhân mới có bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi.
- Hình thành thể đa bội: Sau khi nhiễm sắc thể tự nhân đôi thì màng nhân sẽ tiêu biến, nhưng thoi vô sắc không xuất hiện và tạo ra các tế bào có số lượng NST tăng gấp 2.
- Tế bào 2 nhân: Sau khi đã phân chia nhân thì tế bào chất không phân chia để hình thành tế bào mới có 2 nhân.
Trong giảm phân cũng xảy ra các biến đổi là do sự tiếp hợp và phân ly không bình thường của những nhiễm sắc thể. Nó có thể làm phát sinh các giao tử thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể, có trường hợp thoi vô sắc không xuất hiện và tạo thành các giao tử không giảm nhiễm.
Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu rõ nguyên phân là gì, giảm phân là gì và đặc điểm so sánh sự nguyên phân và giảm phân.
Nguyên phân và giảm phân là quá trình cực kỳ quan trọng đối với sinh vật. Nếu xảy ra bất thường nào trong quá trình này sẽ dẫn tới hệ lụy vô cùng đáng tiếc. Và nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ về vấn đề nào khi so sánh nguyên phân và giảm phân thì hãy để lại bình luận dưới bài viết này để chúng tôi hỗ trợ nhé!
Nguồn bài viết: So Sánh Nguyên Phân Và Giảm Phân | Giống & Khác Nhau appeared first on Giá máy rửa xe.
source https://giamayruaxe.net/so-sanh-nguyen-phan-va-giam-phan/
Nhận xét
Đăng nhận xét