Cường độ dòng điện là gì? Ký hiệu & công thức tính cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện được biết đến là một trong những đại lượng cơ bản của vật lý. Việc nắm rõ giá trị này không chỉ hỗ trợ cho việc tính toán mà còn giúp việc chọn lựa thiết bị phù hợp cho mạch điện với tuổi thọ cùng hiệu quả dài lâu. Vậy cường độ dòng điện là gì? Bài viết dưới đây là tổng hợp tất cả những thông tin chi tiết về vấn đề này, mời quý độc giả cùng tham khảo.

I. Cường độ dòng điện là gì?

Cường độ dòng điện là gì
Cường độ dòng điện là gì? Ký hiệu của cường độ dòng điện?

Khái niệm

Hiểu một cách đơn giản, cường độ dòng điện là giá trị cho chúng ta biết chính xác về độ mạnh yếu của dòng điện bên trong mạch. Về mặt chuyên môn nó còn đại diện cho số lượng điện tử đi qua tiết diện của dây dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định. Dĩ nhiên dòng điện càng mạnh thì giá trị của đại lượng này càng lớn và ngược lại.

Một số yếu tố liên quan

1. Ký hiệu

– Cường độ dòng điện ký hiệu là chữ I

2. Đơn vị đo

– Đơn vị do cường độ dòng điện là W

3. Dụng cụ đo cường độ dòng điện

Cường độ của dòng điện được do bằng dụng cụ Ampe kế

cường độ dòng điện là gì
Tìm hiểu cường độ dòng điện là gì? Những yếu tố liên quan đến dòng điện

II. Đơn vị cùng ký hiệu cường độ dòng điện là gì?

Trong các công thức tính toán cùng những thông số được in trên thiết bị, máy móc, cường độ dòng điện được ký hiệu là I. Trong hệ SI nó được hiểu là André Marie Ampère – Đây là tên của một nhà toán học và vật lý học người Pháp.

Theo quy ước người ta sử dụng đơn vị Ampe (A) cho giá trị của đại lượng này. Trong đó 1 Ampe sẽ tương đương với với dòng chuyển động của 6,24150948.

Ký hiệu cường độ dòng điện là gì
Ampe kế là thiết bị chuyên dụng dùng để đo giá trị dòng điện

III. Một số cách đo cường độ dòng điện hiệu quả

Để đo cường độ dòng điện chúng ta sẽ cần tới sự trợ giúp của Ampe kế  hoặc đồng hồ vạn năng chuyên dụng. Thiết bị này được sử dụng đồng thời cho cả dòng điện 1 chiều DC và dòng điện xoay chiều AC. Cụ thể dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết cho bạn.

1. Cách đo cường độ dòng điện DC

DC là dòng điện 1 chiều được tạo thành từ dòng chuyển dịch đồng hướng của các hạt mang điện. Về cơ bản chúng ta có thể điều chỉnh độ lớn mà không thể thay đổi chiều dòng điện. Theo quy ước chiều dòng điện sẽ được dịch chuyển từ cực dương sang cực âm được sản sinh từ năng lượng mặt trời hoặc pin,…

Cách xác định IDC cũng khá đơn giản. Cụ thể dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

  • – Trước tiên chúng ta cần chuẩn bị Ampe kế bằng cách cắm que đỏ vào đầu “+” và que đen còn lại vào đầu COM.
cường độ dòng điện là gì
Dòng điện DC được sử dụng trong pin chuyên dụng
  • – Điều chỉnh chuyển mạch của đồng hồ tới vị trí thang đo DC.A-250mA.
  • – Tiến hành ngắt kết nối của dòng điện được sử dụng trong mạch. 
  • – Sử dụng đầu còn lại của que đen và que đỏ tương ứng với cực âm và cực dương của nguồn điện. Lưu ý người dùng nên thực hiện phương thức mắc nối tiếp trong trường hợp này. 
  • – Sau khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị, thao tác bật nguồn điện cho mạch.
  • – Theo dõi hiển thị trên đồng hồ để xác định giá trị cường độ dòng điện đo được. 

2. Cách đo cường độ dòng điện AC

AC là dòng điện xoay chiều được sử dụng phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt của chúng ta. Khác với dòng điện DC, AC là dòng điện tích chuyển động có chiều và cường độ thay đổi tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định.

Khác với DC người ta thường dùng đồng hồ vạn năng để xác định chính xác độ lớn dòng điện. Dù vậy các thao tác thực hiện cùng được tiến hành tương tự như đối với dòng điện 1 chiều DC. 

cách đo cường độ dòng điện
Hướng dẫn cách đo cường độ dòng điện đúng cách

IV. Các công thức tính cường độ dòng điện

Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng, chúng ta cũng có thể xác định cường độ dòng điện thông qua hệ thống công thức tính toán. Dưới đây là một số công thức mà quý vị có thể tham khảo: 

1. Xác định thông qua định luật Ôm

Căn cứ vào định luật Ôm được phát hiện bởi một nhà vật lý học người Đức có tên là Georg Ohm vào năm 1827: Với một vật dẫn có điện trở không đổi, cường độ dòng điện luôn có mối quan hệ tỉ lệ thuận với giá trị hiệu điện thế trong mạch. Cụ thể: 

I = U/R

Trong đó: 

  • I: Độ lớn cường độ dòng điện (A).
  • U: Giá trị hiệu điện thế của đoạn mạch (V).
  • R: Điện trở có giá trị không đổi theo thời gian (Ω).
Các công thức tính cường độ dòng điện
Một mạch điện đơn giản gồm điện trở cố định trong định luật Ôm

2. Sự biến thiên của điện lượng

Bên cạnh đó chúng ta cũng có thế xác định giá trị I thông qua sự biến thiên của điện lượng trong một đơn vị thời gian. Với công thức như sau: 

Itb =ΔQ/Δt

Trong đó: 

  • Itb: Cường độ dòng điện trung bình của đoạn mạch (A).
  • ΔQ: Được tính bằng tổng giá trị điện lượng được đo tại những mốc thời gian nhất định (C).
  • Δt: Khoảng thời gian được xét nhỏ tương ứng với giá trị điện lượng được đo. 

3. Mối quan hệ giữa công suất và hiệu điện thế 

Đây là một trong những công thức xác định các đại lượng của mạch điện đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Trên mỗi thiết bị sử dụng điện đều sẽ được hiển thị về hiệu điện thế cùng công suất vận hành. Qua đó chúng ta dễ dàng xác định giá trị I phù hợp thông qua công thức sau:

I = P/U

Trong đó:

  • I: Giá trị cường độ dòng điện (A).
  • P: Công suất tiêu thụ (W).
  • U: Hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch (V).
Các công thức tính cường độ dòng điện
Người dùng dễ dàng theo dõi công suất tiêu thị cùng điện áp của thiết bị

4. Giá trị I cực đại

I cực đại là giá trị lớn nhất của dòng điện bên chạy trong mạch. Thường trong đoạn mạch nối tiếp giá trị dòng điện sẽ không thay đổi theo thời gian chính vì vậy đại lượng này thường được tính toán trong các mạch điện mắc song song với công thức:

Imax = I.căn2

Trong đó: 

  • Imax: là giá trị cường độ lớn nhất (A).
  • I: Cường độ dòng điện (A).
độ lớn dòng điện 3 pha
Sơ đồ công tơ 3 pha gián tiếp

5. Độ lớn dòng điện 3 pha 

Đối với các mạch điện 3 pha người dùng có thể xác định độ lớn của dòng điện dựa trên công thức được chia sẻ dưới đây:

I = P/(căn3.x U x cosx H)

Trong đó: 

  • I: Cường độ dòng điện (A).
  • P: Công suất động cơ (W)
  • U: Hiệu điện thế (V).
  • H: Hiệu suất (%).

Như vậy chúng ta vừa cùng nhau làm rõ những thông tin chi tiết về cường độ dòng điện là gì? Cũng như ký hiệu cùng cách tính đại lượng thông qua một số công thức sẵn có. Hy vọng quý vị đã có những phút giây thư giãn cùng bổ ích trong quá trình tham khảo bài viết.

>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Dòng điện là gì? Các tác dụng của dòng điện

Nguồn bài viết: Cường độ dòng điện là gì? Ký hiệu & công thức tính cường độ dòng điện appeared first on Giá máy rửa xe.



source https://giamayruaxe.net/cuong-do-dong-dien-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn sử dụng máy rửa xe cao áp hiệu quả

gia may rua xe

Sunwin mách game thủ 3 mẹo phá đảo Tây Du Thần Khí