KPI là gì? Những chỉ số KPI quan trọng trong kinh doanh
Nếu như bạn đang thắc mắc KPI là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh thì hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
KPI là một thuật ngữ quan trọng thường được sử dụng phổ biến trong các dự án hoặc trong lĩnh vực sale, kinh doanh của công ty. Vậy KPI là gì? kpi là viết tắt của từ gì? Chúng ta hãy cùng khám phá các thông tin về KPI trong bài viết này.
KPI là gì?
KPI là viết tắt của cụm từ tiếng anh là “Key Performance Indicator” (chỉ số đánh giá hiệu suất). Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc và cũng là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc.
Thông số của KPI được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ hoặc chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả của các hoạt động của các tổ chức. Hoặc mỗi bộ phận chức năng của công ty hay trong các doanh nghiệp cá nhân. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có các chỉ số KPI khác nhau để giúp người quản lý đánh giá hiệu quả làm việc một cách khách quan nhất của mỗi bộ phận đó.
KPI cũng được coi như một công cụ hiện đại nhất hiện nay giúp cho các nhà quản lý triển khai chiến lược lãnh đạo thành những mục tiêu quản lý. Cùng những chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận hay từng lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ như: về tuyển dụng, về an toàn lao động, về giờ làm việc, về lương, về đánh giá công việc, về lòng trung thành… Hoặc về lĩnh vực kinh doanh, tài chính, về sản xuất sản phẩm, chất lượng, về quảng cáo…và khả năng làm việc của từng cá nhân.
Mục đích sử dụng KPI trong các tổ chức, doanh nghiệp
KPI hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp Việt với mục đích như sau:
- Đảm bảo người lao động thực hiện đúng mọi yêu cầu cũng như trách nhiệm của chức danh và vị trí công việc mà mình đảm nhận.
- Chỉ số KPI có tính định lượng ở mức cao và có khả năng đo lường cụ thể nhờ đó nâng cao hiệu quả công tác đánh giá quá trình làm việc của người lao động.
- KPI đảm bảo sự minh bạch và tính cụ thể, rõ ràng, tính công bằng, hiệu quả chất lượng lao động,… trong quá trình đánh giá hiệu quả thực hiện công việc cũng như năng lực của nhân viên.
Điều gì làm cho KPI trở nên hiệu quả trong các doanh nghiệp?
Như chúng ta đã biết thì KPI là viết tắt của chỉ số đánh giá hiệu suất, nó không chỉ có giá trị hành động mà còn có tác dụng truyền cảm hứng làm việc. Các tổ chức không cân nhắc thật kỹ trước khi chấp nhận KPI có phù hợp với đơn vị mình không thì có thể làm cho KPI trở nên không hiệu quả.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của KPI, nhưng thường bị bỏ qua, đó chính là hình thức giao tiếp. Như vậy, người lập KPI cần phải tuân thủ các quy tắc và thực hành tốt nhất cũng giống như đối với bất kỳ hình thức giao tiếp nào khác. Thông tin cần phải ngắn gọn, rõ ràng có liên quan sẽ có nhiều khả năng được tiếp thu và những hành động. Khi làm được những điều này thì KPI sẽ là một công cụ hiệu quả giúp xây dựng các nhóm, tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.
Về mặt phát triển những chiến lược phù hợp để xây dựng KPI, nhóm hay tổ chức của bạn nên bắt đầu với những điều cơ bản và xác định bạn dự định đạt được chúng như thế nào và ai có thể thực hiện tốt nhất. Đây phải là một quá trình thường xuyên được lặp đi lặp lại bao gồm những phản hồi từ các nhà phân tích, trưởng bộ phận và người quản lý.
Khi nhiệm vụ thực tế này mở ra thì người xem sẽ hiểu rõ hơn về quy trình kinh doanh nào cần được đo lường với những bảng biểu để điều khiển KPI. Đồng thời thông tin đó cũng sẽ được chia sẻ với những người liên quan.
KPI là gì trong kinh doanh?
Trong lĩnh vực kinh doanh, KPI cũng được sử dụng để so sánh hiệu quả của doanh nghiệp/công ty trong kết quả gặt hái các mục tiêu cụ thể. Các doanh nghiệp thường sử dụng KPI cho nhiều cấp khác nhau để đánh giá được mức độ thành công và hiệu quả.
Thông thường thì KPI ở level cao sẽ tập trung vào những chỉ số chung của toàn doanh nghiệp. Và ngược lại, KPI ở level thấp được sử dụng cho các hệ thống quy trình, chỉ số nhân viên và các phòng ban khác như Sales, Marketing.
Kpi là gì trong sale? Trong Sale KPI đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Hơn nữa, KPI cũng như là thước đo để đo lường khả năng làm việc của cả đội ngũ.
Những chỉ số KPI cho nhân viên kinh doanh quan trọng nhất
Đối với bộ phận kinh doanh, đặc biệt là những nhân viên kinh doanh sẽ có những chỉ số KPI riêng. Để người quản lý có thể đánh giá hiệu quả công việc một cách chính xác nhất. Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp mà những chỉ số KPI dành cho bộ phận kinh doanh sẽ được điều chỉnh và áp dụng thích hợp.
Sau đây là những chỉ số KPI quan trọng nhất thường được các nhà quản lý doanh nghiệp ứng dụng cho nhân viên kinh doanh.
Doanh thu mục tiêu – Sales Target
Chỉ số này thường được công ty đưa ra từ đầu năm, quý, tháng để phòng kinh doanh lấy đó làm mục tiêu phấn đấu cần phải đạt được trong công việc. Đồng thời các nhân viên sale cần xem xét tổng doanh thu thực tế của khoảng thời gian gần nhất để từ đó cân nhắc đưa ra được chỉ tiêu thích hợp.
Cũng nhờ thông qua chỉ số này, nhà quản lý có thể dễ dàng đánh giá được doanh số trong một khoảng thời gian xác định của một cá nhân hay một đơn vị kinh doanh. Để có hướng cải thiện hiệu suất làm việc của những nhân viên trong phòng kinh doanh đạt mức cao nhất.
Tăng trưởng doanh thu hàng tháng – Monthly Sales Growth
Chỉ số này được ứng dụng để đo lường doanh số bán hàng tăng hoặc nok giảm bao nhiêu so với tháng trước. Thông qua chỉ số này thì quản lý bộ phận kinh doanh sẽ nắm bắt được tình hình doanh số ngay tại thời điểm đó. Nhờ vậy, họ sẽ kịp thời đưa ra những điều chỉnh, những quyết định kịp thời giúp cải thiện hiệu quả tình hình kinh doanh trong doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trung bình – Average Profit Margin
KPI này có ý nghĩa giúp nhân viên kinh doanh đánh giá được chính xác tỷ suất lợi nhuận dựa trên các loại sản phẩm hoặc là dịch vụ họ đang bán cho khách hàng.
Nếu như doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm hay các dịch vụ đồng thời thì nên áp dụng chỉ số này để giúp cho nhân viên sale linh hoạt hơn trong việc định giá chốt đơn với khách hàng.
Tỷ lệ số đơn hàng được chốt thành công /số khách hàng tiềm năng – Lead To Sale %
Chỉ số này cho phép toàn bộ phận nhân viên kinh doanh rà soát lại toàn bộ quá trình làm việc. Mục đích là để xác định những phương thức bán hàng nào phù hợp nhất để chốt hợp đồng trong tương lai. Cùng với những thông điệp hay thông tin ưu đãi gửi đến khách hàng có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực hay không?
Đây là chỉ số KPI cần được công ty đánh giá và thảo luận thường xuyên để đưa ra được những phương thức bán hàng, quảng cáo và chốt đơn hàng phù hợp.
Giá trị trung bình của mối đơn hàng – Average Purchase Value
Chỉ số này dùng để đo lường được giá trị trung bình của mỗi đơn hàng. Dựa vào chỉ số này mà nhân viên kinh doanh có thể dễ dàng xác định giá trị định lượng cho mỗi cơ hội tiềm năng.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng và tỷ lệ đơn hàng bị hủy- Retention and Churn Rates
Chỉ số này giúp nhà quản lý nhanh chóng xác định được khả năng và hiệu quả của từng nhân viên sale trong đội ngũ nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp nhân viên kinh doanh được giao nhiệm vụ đảm nhận cả việc chốt hợp đồng. Và đảm bảo giúp cho khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm cũng như các dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Số lượng đơn hàng của một nhân viên sales – Sales Per Rep
Chỉ số này giúp nhà quản lý có thể thống kê một cách chính xác được số lượng đơn hàng thành công trên một nhân viên kinh doanh. Để từ đó đánh giá được hiệu suất và khả năng làm việc của từng nhân viên kinh doanh. Đây là chỉ số KPI vô cùng hữu ích để nhà quản lý xây dựng được đội ngũ nhân sự bán hàng chất lượng. Đồng thời, người quản lý xác định được điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên để có thể đưa ra được những target phù hợp.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu được KPI là gì và những thông tin liên quan đến KPI. Nếu như bạn thấy bài viết hay và muốn chia sẻ cho mọi người xung quanh thì hãy nhấn nút Like và Share nhé.
Nguồn bài viết: KPI là gì? Những chỉ số KPI quan trọng trong kinh doanh appeared first on Giá máy rửa xe.
source https://giamayruaxe.net/kpi-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét